Từ hàng trăm năm nay, người mắc bệnh tâm thần (trong số đó có một bệnh bị gọi là điên) “giữ” phần xa cách của xã hội, đôi khi bị giam giữ trong điều kiện thiếu thốn, rất ít hoặc không có cơ hội cho cuộc đời của họ. Ngày nay, thái độ của chúng ta cùng với sự ra đời của nhiều loại thuốc đặc trị đã giảm bớt ngăn cách người bệnh tâm thần nhưng theo đánh giá của các chuyên gia tâm thần thế giới thì sự ngăn cách đó trở nên tế nhị, tinh vi và đôi khi hiệu quả hơn !
Từ hàng trăm năm nay, người mắc bệnh tâm thần (trong số đó có một bệnh bị gọi là điên)“giữ”phần xa cách của xã hội, đôi khi bị giam giữ trong điều kiện thiếu thốn, rất ít hoặc không có cơ hội cho cuộc đời của họ. Ngày nay, thái độ của chúng ta cùng với sự ra đời của nhiều loại thuốc đặc trị đã giảm bớt ngăn cách người bệnh tâm thần nhưng theo đánh giá của các chuyên gia tâm thần thế giới thì sự ngăn cách đó trở nên tế nhị, tinh vi và đôi khi hiệu quả hơn !
Trong đời sống hàng ngày, chắc chắn ai cũng có dịp gặp một người đang có hoặc đã có trục trặc trong họat động tâm thần. Các loại bệnh như lo âu, trầm cảm, nghiện ma túy, tâm thần phân liệt, lọan tâm thần sau chấn thương sọ não, sa sút tâm thần có thể đến với bất cứ ai.Trung bình tiền một toa thuốc cho người bệnh trầm cảm gấp nhiều lần người bệnh “điên” và đối với di chứng chấn thương sọ não, với người già sa sút tâm thần thì vô chừng. Thực tế đã chứng minh những căn bệnh này gây nhiều đau khổ không riêng cho bản thân người bệnh mà cho cả người thân, mất nhiều ngày công lao động và tiền thuốc, nhiều công sức chăm sóc của người thân và tàn phế hơn bất cứ một loại bệnh nào khác.
Bệnh tâm thần có từ xa xưa và loài người khi đó chưa hiểu biết nhiều về nguyên nhân và các tác động gây bệnh nên cho rằng bị bệnh là sự quở trách, trừng phạt của thần thánh. Con người khi đó cúng bái, nhốt và đánh đập người bệnh,đánhdấutrên cơ thể người bệnhđể phân biệtvới người thường. Chữstigmara đời từ cuối thế kỷ 16 chỉ sự phân biệt đối xử và cách đối xử này cũng dành cho tội phạm, người nô lệ hay tầng lớp thấp. Thế nhưng người bệnh tâm thần lại thường thu hút mối sợ hãi và chê trách hơn là lòng thương hại, sự giúp đỡ và thông cảm. Những phản ứng như vậy không chỉ làm người bệnh có cảm giác bị cô lập, bất hạnh đồng thời cản trở kết quả giúp đỡ và điều trị của bác sĩ và người thân.
Thế kỷ 20 – 21 rất nhiều lọai thuốc điều trị bệnh tâm thần mới ra đời cùng các phương pháp điều trị ít gây hậu quả nhất đã mang lại một phần chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Tuy nhiên kết quả ấy thật sự chưa đủ và chưa đồng bộ trong đầu tư chăm sóc sức khỏe nói chung ,trước hết là chưa tìm hiểu kỹ bệnh tâm thần. Đây là một trong những nguyên nhân thách thức mọi người về sức khỏe tinh thần, sức khỏe thể chất của chính bản thân mình. Sau đó là tầm nhìn, tầm nhìn hướng cho người bệnh tâm thần được dùng thuốc mới và các tiện ích chuyên khoa thích hợp, được hưởng lợi từ sự phát triển bền vững. Thiếu tầm nhìn về các bệnh tâm thần thì sự ngăn cách tế nhị vẫn còn đó,…
Vậy bệnh tâm thần là gì ?
Thuật ngữ rối lọan tâm thần bao trùm các tổn thương não bộ, gây ra các triệu chứng như cảm xúc bối rối, hành vi bất thường và trí nhớ kém. Đôi khi bệnh ở cơ quan khác trong cơ thể làm rối lọan họat động não bộ hoặc có khi một số bệnh tâm thần bị che dấu có thể làm phát sinh các bệnh khác.
Trong tập hợp các yếu tố khác nhau như di truyền sai lệch, chuyển hóa chất hóa học trong não bộ, lối sống, các sự kiện xảy ra trong quá khứ và mối quan hệ với môi trường cũng chiếm một phần quan trọng. Dù bất cứ nguyên nhân gì người mắc bệnh tâm thần thường cảm thấy bị đau khổ, không được giúp đỡ và mất khả năng đi tới cuộc sống ổn định.
Bệnh tâm thần có chữa trị được ?
Bác sĩ chuyên khoa sẽ tìm những yếu tố cơ bản nhất gây nên bệnh, do não bộ hay do môi trường hay áp lực cuộc sống để cho thuốc, tư vấn tâm lý, hướng dẫn điều chỉnh hành vi trở lại với cuộc sống hàng ngày và cuối cùng là nhập viện điều trị nội trú nếu thấy nguy cơ bệnh nặng ảnh hưởng tính mạng và sức khỏe người thân. Khám chuyên khoa tâm thần luôn luôn là cần thiết như khám bất cứ lọai bệnh nào khác.
Rất nhiều người bệnh tâm thần đã được điều trị khỏi, hay ít nhất là họat động tâm thần ổn định có thể làm việc trở lại nhờ nhiều lọai thuốc mới, hòa thuận trở lại với mọi người nhờ được hướng dẫn đối xử thân thiện và nhờ dùng thuốc đúng. Tất nhiên phải có bác sĩ, điều dưỡng chuyên khoa, nhân viên xã hội chuyên trách và sự quan tâm của cơ quan, chính quyền .
Tác hại của định kiến:
Sự phân biệt cư xử vô cùng tai hại; phim ảnh, báo chí thường để lại “dấu vết” phân biệt làm cho thái độ,nhận thức của chúng ta thêm tiêu cực về người mắc bệnh tâm thần. Mọi người sẽ hiểu sai và thần bí về bệnh tâm thần và như vậy người bệnh càng cảm thấy bị phân biệt nhiều hơn và càng mất tự tin càng khó vượt qua rào cản. Dù chúng ta là ai và làm công việc gì cũng phải“chiến đấu”chống lại kỳ thị phân biệt bằng hiểu biết, tầm nhìn và thân thiện với người bệnh. Nếu bệnh tâm thần được xem như bệnh thông thường khác, không kỳ thị, không mặc cảm thì ngân sách gia đình và xã hội chắc chắn sẽ giảm.
Từ năm hơn 10 năm trước, Tổ chức Y tế thế giới đã quan tâm tới gánh nặng ngân sách thấy được và không thấy được trong chăm sóc bệnh tâm thần.“ Người bệnh điên”đi lang thang chúng ta gặp chỉ là phần nổi thấy được, còn chi phí cho các bệnh trầm cảm lo âu khi stress kéo dài mất ngày công lao động, bệnh Alzheimer gia tăng khi dân số ngày càng già đi, di chứng thần kinh và tâm thần sau chấn thương sọ não, lọan hành vi gây tổn hại ở thanh thiếu niên, hậu quả của tự tử là phần chìm khổng lồ cần tính đến. Ngành tâm thần nước ta có hệ thống chăm sóc và chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần ban đầu với bệnh nhân tâm thần phân liệt, bệnh nhân động kinh và mới đây với bệnh nhân trầm cảm đã mang lại nhiều hiệu quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, bệnh tâm thần trên ngày càng nhiều và thực tế cho thấy đã đến lúc cần đầu tư cơ sở vật chất và nhân lực cho ngành tâm thần nhiều hơn nữa từnhận thức của tất cả mọi người.