Tập huấn chăm sóc người bệnh tâm thần tại cộng đồng
10.09.2010 15:47
1. Mục Đích
Trang bị những kiến thức cần thiết cho thân nhân NBTT về: + Bệnh tâm thần. + Cách chăm sóc NBTT tại gia đình. Giúp thân nhân người bệnh và cộng tác viên thôn đội: + C/sóc NB đúng cách. + Phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh. + Có cách xử trí đúng khi NB tái phát. 2. Đối tượng tập huấn
1- Thân nhân người bệnh: vợ/chồng - bố/mẹ - con - Anh/chị/em ruột,… (Những người trực tiếp chăm sóc người bệnh) 2- Cộng tác viên thôn đội.
3 . Nội dung tập huấn.
1- Khái niệm về bệnh Tâm thần. 2- Phân loại bệnh tâm thần. 3- Các biểu hiện sớm của bệnh tâm thần 4- Chăm sóc, điều trị bệnh TTPL. 5- Chăm sóc, điều trị bệnh Động kinh.
4 Sơ đồ tập huấn

5 . Liên quan đến cơ thể và tâm thần.
Tác động qua lại lẫn nhau: + Cơ thể khỏe tinh thần thoải mái. + Cơ thể bệnh tật có thể sinh ra bệnh tâm thần. + Bệnh tâm thần Các rối loạn cơ thể : gầy sút, đau mỏi,…
6 . Bệnh tâm thần là gì ?
Bệnh Tâm thần là các rối loạn về hoạt động tâm lý. Bao gồm: 1. RL suy nghĩ và cảm nhận chủ quan: Hoang tưởng: + Tự cho mình là tài giỏi. + Tự cho là có người hại, giết mình. + Tự cho là vợ (chồng) ngoại tình. + Tự cho là có máy, sóng điện điều khiển mình. - Ảo giác: Tự nhiên nghe thấy tiếng người nói xấu, sui khiến,…
2. Rối loạn về tình cảm: - Buồn, chán,… Tự ti, bi quan muốn chết, tìm cách để chết. (Bệnh trầm cảm) Hoặc: Hưng phấn vui vẻ thái quá như: nói nhiều, đi lại nhiều, cáu gắt, chửi bới, đập phá,… (Bệnh hưng cảm) - Hoặc: + Lo lắng, bồn chồn. + Nóng ruột, hồi hộp,… + Tự nhiên thấy sợ hãi,… (Rối loạn lo âu)
3. Rối loạn hành vi: Ngồi lì một chỗ không tiếp xúc. Đi lại nhiều. Kích động, đập phá, đánh người. Hành vi kỳ dị, khó hiểu: + Thắp hương, khấn vái. + Trồng cây trong nhà. + Khóa cửa để dao, gậy đầu giường.
4. Rối loạn trí nhớ, trí tuệ: Thiểu năng trí tuệ bẩm sinh. Mất trí, lú lẫn tuổi già, hoặc sau chấn thương não.
 Một số bệnh tâm thần cơ bản
I. Bệnh Tâm thần phân liệt: Thường phát bệnh ở tuổi trẻ: từ 17-30 tuổi. Xu hướng tiến triển mạn tính, hay tái phát từng đợt điều trị lâu dài tại gđ. Đtrị tốt có thể ổn định lao động, sinh hoạt bình thường. Không đtrị hoặc đtrị không tốt để lại di chứng: + Sa sút trí tuệ, mất trí. + Mất khả năng lao động. + Sống khép kín (tự kỷ).
Biểu hiện lâm sàng: 1. Giai đoạn sớm (ủ bệnh): Từ từ hoặc cấp tính trong vòng 1-2 tuần đến vài tháng. - Đau đầu, ngủ kém, mất ngủ. - Mất tập trung, đãng trí. - Cảm giác lo lắng, bồn chồn.
Thay đổi tính nết khác thường: + Ít nói. + Xa lánh người thân. Có những ý nghĩ kỳ quặc, nghi ngờ mọi người, mất lòng tin. Có những hành vi khó hiểu: làm những việc vô nghĩa.
2. Giai đoạn phát bệnh: Các biểu hiện ở giai đoạn sớm nặng lên. Hoang tưởng: + Bị hại: Cho rằng có người hại, giết mình. + Bị theo dõi: Cho rằng có người theo dõi mình. + Bị chi phối: Cho rằng có thần thánh, máy móc chi phối điều khiển mình. + Ghen tuông: Cho là vợ/chồng ngoại tình.
Ảo giác: Cảm giác thấy những điều không có thật + Nghe thấy tiếng người bàn tán, chê bai, nói xấu, xui khiến, dọa dẫm trong đầu hoặc bên tai. + Ngửi thấy mùi vị lạ, mùi khó chịu trong cơm, đồ ăn,… + Cho rằng cơ thể mình bị thối ruỗng, bị bệnh nặng,… Rối loạn hành vi: + Sợ hãi ở lì trong nhà. + Kích động đập phá, đánh người, giết người,… + Làm những công việc khó hiểu. + Có khi tự tử.
3. Giai Đoạn Di Chứng
Sau 1- vài năm không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách.
các hoang tưởng ảo giác mờ đi.
- Hành vi không còn rối loạn nặng nề nữa.
Sa sút trí tuệ, không làm được việc.
Tính cách lập dị, sống cô độc không quan tâm tới xung quanh.
Đi lang thang, ăn ở bẩn.
II. Bệnh Động Kinh
Là 1 bệnh mạn tính.
Ng/nhân do RL hoạt động của các tế bào não.
Biểu hiện bằng các cơn lặp lại giống nhau:
+ Có thể là cơn co giật.
+ Hoặc cơn RL cảm giác.
+ Hoặc cơn co cứng cơ,…
Đtrị tốt có thể cắt cơn hoàn toàn.
Đtrị không tố có thể tái phát thường xuyên và để lại di chứng:
+ Sa sút trí tuệ.
+ Tính cách cục cằn, thù vặt.
Biểu hiện của 1 cơn ĐK toàn thể cơn lớn điển hình:
3 giai đoạn:
+ Co cứng: Cứng toàn thân, tím tái.
+ Co giật: giật toàn thân, trợn mắt.
+ Duỗi mềm: thở sâu, người mềm nhũn.
Cơn khoảng 1>vài phút, sau đó tự hết.
Trong cơn BN bất tỉnh: gọi hỏi, cấu véo không có đáp ứng.
Có thể đái ra quần, cắn vào lưỡi.
Một số chú ý khi bệnh nhân lên cơn Động kinh
Đỡ cho BN không bị ngã, đập dầu, tay,…
Không đè, giữ có thể sai khớp.
Đỡ chân tay cho BN không đập vào vật cứng.
Đỡ nghiêng đầu sang 1 bên tránh nôn trào ngược vào phổi.
Điều trị bệnh Động Kinh
Đtrị lâu dài tại gia đình.
Uống thuốc hàng ngày, đúng liều chỉ định, không tự tăng giảm thuốc.
Nếu có cơn tái phát phải đưa đến cơ sở y tế khám lại để điều chỉnh liều thuốc.
Nên tránh tiếp xúc lửa, nước, lái xe,…
Chế độ ăn, sinh hoạt, lao động điều độ.
Các thuốc kháng Động Kinh
Có rất nhiều loại.
Chỉ định loại thuốc và liều lượng do bác sỹ.
Chỉ phối hợp 2 loại thuốc trở lên khi dùng 1 thuốc đủ liều và không cắt cơn.
Có thể giảm thuốc và bỏ sau 3- 5 năm liên tục không có cơn và phải kiểm tra điện não đồ.
Trân Trọng Cảm Ơn !
Th.s Trần Quốc Việt |